Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Trái đất đang quay


Dưới một chế độ chuyên chế, những tiếng nói bất đồng thật là đáng sợ. Họ muốn làm thần thánh của người khác nhưng lại không để ý xem người khác nghĩ gì, thậm chí họ cũng chẳng cần biết rằng quả đất vẫn đang quay.
Galile (1564 - 1642) là một nhà vật lý người Italia, ông là người đặt nền móng cho ngành vật lý cận đại. Do ông là người tích cực tuyên truyền cho học thuyết “Mặt trời là vũ trụ” của Copecnic nên ông đã bị triều tính giáo hội bức hại.

Ông có hai tác phẩm lớn đó là “Cuộc đối thoại giữa hai hệ thống thế giới có liên quan đến Claudius Ptolemeus và Copecnic” và “Đối thoại về động lực học và sự vận động cục bộ”.
Đây là bài diễn thuyết rất có sức thuyết phục về thuyết coi “Mặt trời là vũ trụ” của ông được thực hiện vào năm 1632.
Hôm qua, chúng tôi sẽ quyết định sẽ gặp mặt vào ngày hôm nay nói thật rõ ràng về tính chất và công dụng của các quy luật tự nhiên, đồng thời sẽ cố gắng nói cho thật rõ. Cho đến ngày hôm nay, đối với các quy luật của tự nhiên một mặt vẫn có những người ủng hộ lập trường của Aristotle và Claudius Ptelemeus, còn mặt khác lại có người tin theo những điều mà Copecnic đưa ra. Do Copecnic coi trái đất là một quả cầu và thuộc về những hành tinh, cho nên cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay nên bắt đầu từ việc các học thuyết khác cho rằng giả thiết mà Copecnic đưa ra là không thể chấp nhận được, để xem họ đã đưa ra những luận chứng như thế nào, hiệu lực của những luận chứng đó ra sao?
Trong thời đại của chúng ta, rõ ràng là có những sự vật mới và những hiện tượng mới được quan sát thấy, nếu như Aristotle đến bây giờ vẫn còn sống tôi dám chắc rằng ông ta sẽ thay đổi quan điểm của mình. Điều này chúng ta có được ngay từ trên những luận thuyết triết học của ông ấy. Ông đã từng nói trong một cuốn sách rằng trời là bất biến đó là do người ta không nhìn thấy những thứ mới được sinh ra trên bầu trời, và cũng chẳng thấy được những gì đã mất đi trên đó. Chúng ta có thể hiểu ý mà ông muốn nói đó là: nếu như ông nhìn thấy những sự việc như thế này, chắc chắn ông sẽ có những kết luận ngược lại. Ông đã đưa những cảm giác kinh nghiệm vào trong sự nhận thức lý tính tự nhiên là rất đúng. Nếu như ông không coi trọng cảm giác kinh nghiệm, ông sẽ không đưa ra kết luận trời là bất biến dựa trên căn cứ rằng chưa từng ai nhìn thấy bầu trời biến đổi cả.
Nếu như chúng ta thảo luận về một luận điểm của pháp luật hay của văn học cổ điển, ở đó sẽ không có chuyện cái gì đúng, cái gì sai, như vậy là chúng ta có thể gửi gắm lòng tin của mình vào lòng tin, khả năng biện luận và kinh nghiệm phong phú của tác giả, đồng thời hy vọng rằng bằng những khả năng tài ba của mình tác giả sẽ diễn giải những lập luận của mình một cách thuyết phục, không những vậy mọi người sẽ cho rằng đây là cách trình bày tốt nhất. Nhưng ngược lại, những kết luận của khoa học tự nhiên cần phải hết sức chính xác và tất nhiên, không thể bị bóp méo bởi ý chí con người, chính vì vậy khi chúng ta thảo luận cần phải hết sức cẩn thận, đừng nên để mình biện hộ cho cái sai. Bởi vì ở đây bất kỳ một con người bình thường nào chỉ cần họ tìm thấy chân lý thì cả một nghìn Aristotle cũng sẽ phải bó tay. Cho nên, nếu như Simplicio vẫn còn tồn tại ý tưởng như vậy, đồng thời hy vọng rằng sẽ có những người có học vấn cao hơn chúng tôi, uyên bác hơn chúng tôi, từng trải hơn chúng tôi, không cần để ý đến tình hình thực tế của giới tự nhiên, coi sai lầm là chân lý, vậy thì hãy đoạn tuyệt với ý tưởng đó đi nhé!
Aristotle thừa nhận rằng do khoảng cách quá xa nên rất khó nắm bắt được tình hình của các thiên thể, không những thế ông còn công nhận nếu như mắt ai có khả năng nhìn được rõ chúng, chắc chắn sẽ có thể giải thích về chúng một cách triết học hơn. Hiện nay may mà nhờ có kính viễn vọng, tôi đã có thể theo dõi các thiên thể ở khoảng cách gần hơn 30 đến 40 lần khoảng cách mà Aristotle đã theo dõi, chính vì vậy tôi có thể biết được nhiều sự biến đổi trên đó, đó là những điều mà Aristotle chưa bao giờ nhìn thấy. Chưa nói đến những cái khác mà ngay đến điểm đen trên mặt trời, Aristotle cũng chưa bao giờ nhìn thấy. Chính vì vậy mà có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng tôi hiểu về mặt trời và các thiên thể rõ hơn Aristotle.
Một số người bây giờ vẫn còn sống có một lần đi nghe một vị tiến sỹ diễn thuyết tại một trường đại học nổi tiếng, vị tiến sỹ này đã nghe có người nói về kính viễn vọng, nhưng bản thân chưa từng nhìn thấy nên đã nói rằng phát minh đó là của Aristotle. Ông ta bảo người mang một cuốn sách đến và ông ta tìm thấy một chỗ ở đó có viết rằng tại sao vào ban ngày có thể nhìn thấy các vì sao trong một chiếc giếng sâu. Tiếp đó ông ta nói: “Các vị đã thấy chưa, cái giếng đó chính là ống của kính, còn phần không khí trong giếng chính là cơ sở để phát minh ra kính.” Cuối cùng, ông ta còn nói đến chuyện ánh sáng truyền qua một lớp không khí dày, sau đó xuyên qua một lớp dung dịch trong suốt ở chỗ tối sẽ làm cho thị lực tăng lên đáng kể.
Sự thực thì hoàn toàn không phải như vậy. Các ông thử nói xem nếu lúc đó Aristotle cũng ở đó và nghe thấy những điều vị tiến sỹ đó nói rằng Aristotle là người phát minh ra kính viễn vọng thì liệu rằng ông ta có tức giận không? Lẽ nào ngài lại hoài nghi rằng nếu như Aristotle có thể nhìn thấy những điều xảy ra trên bầu trời, ông ta sẽ thay đổi ý kiến của mình và sửa lại những gì mình đã viết để biến nó thành những học thuyết hợp lý hơn? Lẽ nào Aristotle lại giống những người thấp kém luôn tìm mọi cách bảo vệ bằng được những gì mình nói mặc dù biết nó sai trái? Nếu Aristotle làm như vậy thì ông quả là một người ngoan cố, không thể chấp nhận được, làm như vậy chẳng khác nào coi người khác là những con bò, coi ý chí của mình là mệnh lệnh. Những người khoác cho Aristotle chiếc áo quyền lực là những tín đồ của ông, nhưng ông không hề có ý định làm như vậy. Chúng ta đều biết một điều rằng khoác cho ai đó một chiếc áo còn bản thân mình trốn vào trong đó sẽ dễ dàng hơn xuất đầu lộ diện một cách trực tiếp nhiều, họ là những kẻ hèn nhát, không dám bước vượt lên Aristotle dù chỉ một bước, họ sẵn sàng phủ định những biến đổi mà chính mắt họ đã trông thấy trên bầu trời; mà không dám nói ngược lại một câu những gì Aristotle đã nói.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

LƯU TRỮ WEBSITE